Linh ảnh

Linh ảnh, ảnh thánh, thánh tượng,[1] hay ảnh tượng, (tiếng Anh: icon, chữ Hi Lạp: Αγιογραφία, chữ Nga: Икона, chữ Hán: 聖像 / 圣像), chỉ phương thức vẽ tranh, chụp hình hoặc đắp tượng nhằm biểu đạt thánh, thần hoặc thần tích, chủ yếu là tác phẩm nghệ thuật tôn giáo truyền thống của Giáo hội Chính giáo Đông phương (en), Giáo hội Chính thống Đông phương và Giáo hội Công giáo Rôma. Giáo hội Công giáo Rôma mặc dù sử dụng linh ảnh tương tự, nhưng phong cách nghệ thuật và phương thức tôn kính rất khác biệt so với Giáo hội Chính giáo Đông phương. linh ảnh là một loại tranh vẽ, hình chụp hoặc tượng điêu khắc có cơ sở thần học của nó, cũng là loại hình hội hoạ có sẵn giá trị nghệ thuật, chiếm vị trí trọng yếu trong nghệ thuật Byzantine và nghệ thuật Nga. Ngôn ngữ và thủ pháp hình thức hội hoạ của linh ảnh khác biệt so với hội hoạ cận đại. Tôn thờ và vái lạy trong tôn giáo là chức năng cơ bản của linh ảnh.
Từ thế kỉ VIII đến giữa thế kỉ IX, Đế quốc Đông La Mã đã phát sinh tranh luận liên quan đến vấn đề sùng bái linh ảnh. Bắt đầu từ hoàng đế Leon III xứ Isauria ban bố pháp lệnh cấm chỉ sùng bái ngẫu tượng vào năm 726, trải qua thời kì hoàng đế trẻ Michael III thống trị vào năm 843, cho đến hoàng hậu nhiếp chính Theodora ban bố pháp quy Nicaea phản đối phá huỷ linh ảnh, đã kéo dài liên tục 117 năm.[2]
Nguồn gốc lịch sử
[sửa | sửa mã nguồn]

Từ nguyên của linh ảnh là εἰκών - chữ Hi Lạp cổ đại, nghĩa gốc là hình tượng, chỉ hình tượng của các thần, thánh như Đức Chúa Trời, hoá thân của Đức Chúa Trời cùng với Đức Mẹ, thiên sứ, thánh nhân,... do Cơ Đốc giáo, đặc biệt là Giáo hội Chính giáo Đông phương, các Giáo hội Chính thống Đông phương khác nhau, Giáo hội Công giáo Rôma và Giáo hội Công giáo Nghi thức Đông phương, sử dụng trong nghi thức tôn thờ, vái lạy và các hoạt động cầu chúc, là một bộ phận truyền thống của giáo hội.[3]
linh ảnh xuất hiện vào thời kì đầu của lịch sử Giáo hội Cơ Đốc giáo, việc tôn sùng linh ảnh đã khiến cho một bộ phận giáo sĩ trong giáo hội bồn chồn lo lắng về việc sùng bái ngẫu tượng. Giữa thế kỉ VIII và IX công nguyên, các cuộc đấu tranh tôn giáo và chính trị gây ra bởi sùng bái ngẫu tượng đã khởi phát Phong trào bài trừ ảnh tượng (Iconoclasm, en). Phong trào Phá huỷ linh ảnh chia ra làm hai thời kì từ năm 716 đến năm 780 và từ năm 813 đến năm 843, các cuộc tranh luận của cả hai thời kì được khai triển chủ yếu vây quanh hai vấn đề, một là, có cho phép mượn phương tiện nghệ thuật để vẽ hình tượng thần thánh hay không; hai là, có cho phép sùng bái linh ảnh hay không.[4] Giăng xứ Đa-mách đã phân biệt ba loại tranh vẽ khác nhau trong ba bài luận văn của ông,[5] lí luận của ông trở thành cơ sở thần học chủ yếu cho việc khôi phục sùng bái linh ảnh tại Công đồng Nicaea lần thứ hai vào năm 787. Hình tượng của Chúa Cứu thế không thể vẽ mô phỏng được, nhưng mà hình tượng Chúa Cứu thế thông qua nhân cách hoá Chúa Giê-xu thì có thể vẽ được, do đó linh ảnh lí tưởng phải hoàn toàn nhất loạt, tuy nhiên bởi vì năng lực và thói quen của người vẽ khác nhau, cho nên mỗi một linh ảnh có sự khác nhau.[6]
Được coi là một loại hình hội hoạ, linh ảnh ngoài giá trị tôn giáo ra còn có giá trị nghệ thuật, được sự quan tâm và chú ý của các nhà nghiên cứu lịch sử nghệ thuật. linh ảnh thường xuất hiện bằng hình thức tranh tempera ván gỗ, nhưng các tranh bích hoạ, tranh khảm, tranh sơn dầu, tranh in trên giấy, tranh lụa dệt, tranh đúc kim loại và hình thức điêu khắc trên các vật liệu như gỗ, đá và ngà voi, cũng rất phổ biến.[7] Tạo hình linh ảnh có sự khác biệt so với hội hoạ cận đại sau thế kỉ XV, các bức tranh không bị sự giới hạn của yếu tố thời gian và không gian thống nhất, biểu hiện ra các khuynh hướng như phẳng, tĩnh, đối xứng, trừu tượng và phong cách hoá, các yếu tố hội hoạ như đường nét, màu sắc,... trong bức tranh thông thường có sẵn tính biểu tượng, dùng để biểu đạt hàm ý trong tôn giáo.
linh ảnh ra đời trong truyền thống hội hoạ cổ điển, căn cứ vào tín điều tôn giáo, hình thức và nội dung của các bức tranh cổ đại đã được tiến hành chọn lựa và cải tạo, Đế quốc Byzantine là trung tâm của hội hoạ linh ảnh. Tuy nhiên, do nguyên nhân của Phong trào Phá huỷ linh ảnh nên tuyệt đại đa số linh ảnh vào thời kì đầu chưa thể lưu truyền cho đến nay, chỉ có thiểu số linh ảnh vào thế kỉ VI - thời kì hoàng kim của nghệ thuật Byzantine, được bảo tồn trong Tu viện Thánh Catherine ở núi Sinai, Ai Cập. Những bức linh ảnh này sử dụng kĩ xảo và phương pháp vẽ sáp màu giống với tranh chân dung Fayum Ai Cập (en), thể hiện đặc trưng tả thực của hội hoạ cổ đại khi vẽ mô phỏng nhân vật, y phục, trang sức và không gian. Từ thế kỉ IX đến thế kỉ XI, dưới sự thống trị của Vương triều Macedonia (en), nghệ thuật Byzantine nghênh đón thời kì hoàng kim lần thứ hai, đã xuất hiện trường học chuyên vẽ linh ảnh, linh ảnh cỡ nhỏ tinh xảo và bản chép bằng tay có chèn tranh vẽ. linh ảnh Byzantine suốt thời kì này ảnh hưởng xa tận đến nước Ý thời Trung cổ và Rus' Kiev.[6] Đỉnh cao thứ ba của sự phát triển linh ảnh Byzantine xuất hiện vào cuối đế quốc do Vương triều Palaiologos thống trị từ thế kỉ XIII đến thế kỉ XV, nhà thờ Chora (ngày nay là nhà thờ Hồi giáo Kariye) ở Istanbul và núi Athos ở Hi Lạp, đã bảo tồn tác phẩm kinh điển của linh ảnh vào thời kì này, cho thấy rõ mối quan hệ mật thiết giữa nghệ thuật Byzantine và Phục hưng Văn nghệ Ý.
Ngoài Đế quốc Byzantine ra, đảo Crete, Romania, Serbia, Nga, Syria, khu vực Caucasus, Ai Cập, Ethiopia cùng với thế giới Công giáo Rôma mỗi nơi đều có truyền thống linh ảnh của riêng mình. Trong đó linh ảnh Nga bắt đầu từ lúc tiếp nhận Cơ Đốc giáo vào cuối thế kỉ X kéo dài liên tục cho đến nay, dưới ảnh hưởng của Byzantine đã phát triển lịch sử có tính đặc sắc dân tộc. linh ảnh của Nga chủ yếu chia làm ba trường phái địa phương: Tây Nam (Kyiv), Tây Bắc (Novgorod và Pskov), cùng với Đông Bắc (Vladimir-Suzdal và Moscow), nhân vật đại biểu chủ yếu của trường phái hội hoạ linh ảnh Nga có Theophanes Hi Lạp (en), Andrei Rublev, Dionisius (en) và Simon Ushakov (en).
Tác phẩm nghệ thuật đại biểu
[sửa | sửa mã nguồn]Tên tác phẩm | Thông tin tác phẩm | Tác phẩm |
---|---|---|
Tranh Cứu Chúa Toàn năng |
|
![]() |
Tranh Đức Mẹ Vladimir |
|
![]() |
Chúa Giê-xu Ki-tô giáng lâm địa ngục |
|
![]() |
Tranh Chúa Ba ngôi |
|
![]() |
Đánh giá của xã hội
[sửa | sửa mã nguồn]Do linh ảnh được các tín đồ coi là thánh vật tôn giáo, do đó các linh ảnh nổi tiếng đa phần đều có truyền thuyết "hiển linh", những truyền thuyết này đã gia tăng tính thiêng liêng và tiếng tăm của linh ảnh, đồng thời khiến cho những bức linh ảnh này được sao chép rộng khắp, nhận được nhiều sự tôn sùng hơn. Trong hội hoạ linh ảnh, bản sao được coi là tranh vẽ giống với bản gốc. Một số tranh vẽ Cứu Chúa nổi tiếng nhất thường được cho là "được tạo ra bởi Chúa Trời" hoặc "không phải do con người vẽ".
Vào nửa sau thế kỉ XIX, giá trị nghệ thuật của linh ảnh mới được coi trọng lại. Đầu thế kỉ XX, các bức linh ảnh đã từng truyền cảm hứng cho các hoạ sĩ cánh tiên phong như Kazimir Malevich, trở thành một những tham chiếu trọng yếu của trường phái nghệ thuật hiện đại là chống phong cách học viện, chống tả thực như chủ nghĩa trừu tượng.
Từ nguyên của đồ tượng học (iconology) - một trong những phương pháp trọng yếu nghiên cứu lịch sử nghệ thuật, chính là linh ảnh.
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ Trigilio, John; Brighenti, Kenneth D. "Tại sao lại xảy ra Cuộc Đại Ly Giáo của Giáo hội Đông Phương?". sjjs.edu.vn. Học viện Dòng Tên. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 12 năm 2023. Truy cập ngày 23 tháng 12 năm 2023.
Sự chia rẽ diễn ra vì một vấn đề về chính trị và quản trị của Giáo hội. Ignatios là Thượng Phụ của Constantinople từ 847-858 và là con trai của Hoàng đế Byzantine Michael. Ông nhậm chức chỉ vừa sau làn sóng bài linh ảnh thứ hai kết thúc (lạc giáo chống lại việc dùng ảnh tượng hoặc hình ảnh của Đức Kitô và các thánh) vốn kéo dài từ 814-842.
- ^ Trần, Chí Cường (2002). Ánh sáng xế chiều của thời đại hưng thịnh - Ca tụng văn minh Byzantine (bằng tiếng Trung). Đài Bắc: Shy Chaur Publishing Co. Ltd. ISBN 9789577763990.
- ^ Bulgakov, Sergei (1988). The Orthodox Church. New York: St. Vladimir's Seminary Press. tr. 142. ISBN 9780881410518.
- ^ "ICON". old.bigenc.ru. Đại bách khoa toàn thư Nga. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 12 năm 2023. Truy cập ngày 23 tháng 12 năm 2023.
- ^ St. John Damascene on Holy Images, Followed by Three Sermons on the Assumption – Dịch giả tiếng Anh: Mary H. Allies, London, 1899.
- ^ a b Vasiliev, Alexander (1958). History of the Byzantine Empire, 324–1453, Volume II. Wisconsin: University of Wisconsin Press. ISBN 9780299809263.
- ^ Từ, Phụng Lâm (2012). Lịch sử Đông chính giáo (bằng tiếng Trung). Bắc Kinh: Beijing University Press. tr. 23. ISBN 9787301196236.
Xem thêm
[sửa | sửa mã nguồn]- Evans, Helen C. (2004). Byzantium: Faith and Power (1261–1557). New York: Metropolitan Museum of Art. ISBN 1-58839-113-2.
- Evans, Helen C.; Wixom, William D. (1997). The Glory of Byzantium: Art and Culture of the Middle Byzantine Era, A.D. 843–1261. New York: Metropolitan Museum of Art. ISBN 978-0-8109-6507-2.
Liên kết ngoài
[sửa | sửa mã nguồn]
- Orthodox Iconography, trang web do Elias Damianakis chế tạo.
- "A Discourse in Iconography" by John of Shanghai and San Francisco, Orthodox Life Vol. 30, No. 1 (January–February 1980), pp. 42–45 (via Archangel Books).
- "The Iconic and Symbolic in Orthodox Iconography", at Orthodox Info
- "Icon & Worship – Icons of Karakallou Monastery, Mt. Athos" Lưu trữ ngày 18 tháng 4 năm 2014 tại Wayback Machine
- Ikonograph – studio linh ảnh Byzantine đương đại, trường phái hội hoạ linh ảnh, cùng với tài liệu về Đông chính giáo
- "Orthodox Iconography" Theodore Koufos at Ikonograph
- "Contemporary Orthodox Byzantine Style Murals" – gallery, at Ikonograph
- Iconography Guide Lưu trữ ngày 1 tháng 8 năm 2020 tại Wayback Machine – Trang web e-learning miễn phí
- "On the Difference of Western Religious Art and Orthodox Iconography", trang web do hoạ sĩ linh ảnh Paul Azkoul chế tạo.
- "Explanation of Orthodox Christian Icons", from Church of the Nativity
- "Concerning the Veneration of Icons", from Church of the Nativity
- "Holy Icons: Theology in Color", from Antiochian Orthodox Archdiocese
- "Icons of Mount Athos", from Macedonian Heritage
- "Icons", from Greek Orthodox Archdiocese of America
- Icon Art – gallery of icons, murals, and mosaics (mostly Russian) from the 11th to the 20th century
- Eikonografos – collection of Byzantine icons
- My World of Byzantium by Bob Atchison, on the Deësis icon of Christ at Hagia Sophia, and four galleries of other icons