Skip to main contentAccess keys helpA-Z index
BBCVietnamese.com
chinese
russian
french
Other Languages
 
28 Tháng 11 2004 - Cập nhật 22h48 GMT
 
Gửi trang này cho bè bạn Bản để in ra
Bức tường Việt Nam ở Berlin
 
Bức tường Berlin sụp đổ năm 1989
Bức tường Berlin sụp đổ năm 1989
Hiện có khoảng 10 ngàn người Việt sống ở thủ đô nước Đức, Berlin.

Nhưng cộng đồng người Việt ở miền đông và miền tây vẫn chia rẽ, dù đã 15 năm sau sự sụp đổ của bức tường Berlin.

Hãng tin của Đức, DW-WORLD.DE, tuần qua có bài phóng sự tìm hiểu làm thế nào mà cộng đồng người Việt ở Berlin và ở Đức vẫn không hòa thuận cho đến hôm nay.

Người Việt Nam đến định cư ở Đức bao gồm hai dạng: một là những người từ miền Nam là thuyền nhân vượt biển sau 1975. 30.000 người có hoàn cảnh như thế đã được Tây Đức cấp quyền tị nạn.

Còn tại Đông Đức, người Việt có mặt theo dạng 'xuất khẩu lao động' trong thập niên 1980. Khi đó, điều này được xem như một hình thức viện trợ giữa các nước cùng khối Xã hội chủ nghĩa, cũng như đó là nguồn lao động rẻ cho nền kinh tế Đông Đức.

Khi bức tường Berlin sụp đổ năm 1989, người Việt tại thủ đô Berlin trải qua kỳ thống nhất không định trước.

Lo ngại

Theo phóng sự của phóng viên Sebastian Schubert, sau khi bức tường sụp đổ, 2500 người Việt ở Tây Berlin gặp gỡ 5000 người ở miền Đông.

Những lo ngại và phân biệt đã đánh dấu sự gặp mặt của hai cộng đồng, mặc dù ban đầu họ giúp đỡ lẫn nhau.

Bà Thúy Nonnenmann, là chủ của Berlin Vietnam House và là người miền Nam, nhớ lại sự có mặt của những người Việt đầu tiên ở Tây Berlin năm 1989:

"Đối với những người ở miền Tây chúng tôi, chúng tôi nghĩ họ trốn khỏi Cộng sản và chúng tôi phải giúp họ," bà nói. "Lúc ban đầu là như thế."

Bà nói sau đó, mọi thứ thay đổi.

"Họ gọi chúng tôi là đồng chí, và gọi mình là dân Cộng. Tôi luôn bảo họ, không, anh là người Việt. Tại sao anh không xóa nó ra khỏi vốn từ vựng của anh?"

Theo bà Thúy, đây đơn thuần là thói quen.

"Vì thế tôi nghĩ nó sẽ luôn tồn tại. Họ khác chúng tôi."

Ông Lê Đức Dương đến từ miền Bắc. Ông thuộc về thế hệ người Việt đầu tiên ở Đông Đức.

Ông tổ chức các buổi lễ cho người đồng hương, ở phần đông của Berlin và ít khi rảo qua khu vực phía tây.

"Lần đầu tiên tôi nói chuyện với một người miền Nam, tôi không thích việc họ lúc nào cũng nói chuyện chính trị. Chúng tôi muốn nói về đời sống thường nhật, về những điều bình thường, nhưng họ luôn nhắc đến chính trị, chính phủ."

"Tôi không ủng hộ thái độ chống Cộng của những người này. Tôi đến từ một đất nước mà ở đó chúng tôi nói dân tộc ta đã là một và chúng ta phải đoàn kết để xây dựng tổ quốc."

Nhưng vẫn có một điểm chung giữa những người Việt này: Berlin đã trở thành ngôi nhà mới của họ, dù người Nam hay Bắc.

Nhiều người Việt cũng thống nhất trong mong đợi cho tương lai. Ông Dương hi vọng các thế hệ sau sẽ có thể xóa bỏ bức tường người Việt ở Berlin.

Ông vẫn đang chờ đợi sự chấm dứt chiến tranh Lạnh ở Berlin.

..........................................................................................................

Quý vị có đồng ý với nhận định của bài viết này? Kinh nghiệm của quý vị?

Quí viÌ£ có ý kiến giÌ€ về vấn đề naÌ€y, xin duÌ€ng hộp tiện ích kế bên để gửi thư với tiếng Việt có dấu, hoặc về [email protected]

 
 
Tên
Họ*
Thành phố
Nước
Điện thư
Điện thoại*
* không bắt buộc
Ý kiến
 
  
Đài BBC có thể biên tập lại ý kiến của quí vị và không bảo đảm tất cả thư đều được đăng.
 
CÁC BÀI LIÊN QUAN
 
 
TRANG NGOAÌ€I BBC
 
BBC không chịu trách nhiệm về nội dung các trang bên ngoài.
 
TIN MỚI NHẤT
 
 
Gửi trang này cho bè bạn Bản để in ra
 
   
 
BBC Copyright Logo ^^ Trở lại đầu
 
  Trang chủ| Thế giới | Việt Nam | Diễn đàn | Bóng đá |Văn hóa | Trang ảnh |
Chuyên đề| Learning English
 
  BBC News >> | BBC Sport >> | BBC Weather >> | BBC World Service >> | BBC Languages >>
 
  Ban Việt ngữ | Liên lạc | Giúp đỡ | Nguyên tắc thông tin cá nhân
Â